Chính trị Tân_La

Quân vương hay nữ vương, về mặt lý thuyết là các quân chủ chuyên chế, song quyền lực của hoàng gia đã bị hạn chế phần nào bởi một tầng lớp quý tộc hùng mạnh.

"Hòa Bạch" (화백, Hwabaek) đóng vai trò là một hội đồng hoàng gia với các với các quyết định về các vấn đề sống còn của vương quốc như kế vị ngai vàng hay tuyên chiến. Hòa Bạch do Thượng đại đẳng (Sangdaedeung) đứng đầu, người này được lựa chọn từ tầng lớp "thánh cốt". Một trong những quyết định quan trọng của hội đồng hoàng gia này là đưa Phật giáo trở thành tôn giáo chính thức.[4]

Sau khí thống nhất, Tân La bắt đầu dựa nhiều hơn vào mô hình cai trị và quản lý lãnh thổ của Trung Hoa. Đây là một điểm thay đổi đáng kể từ giai đoạn trước thống nhất, khi đó quân vương Tân La nhấn mạnh Phật giáo, và quân vương Tân La đóng vai trò như một "Phật vương". Yếu tố nổi bật khác trong chính trị quốc gia vào giai đoạn sau thống nhất là sự gia tăng xung đột giữa quân vương và các quý tộc.


Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tân_La http://100.empas.com/dicsearch/pentry.html?i=15619... http://www.imaeil.com/sub_news/sub_news_view.php?n... http://muse.jhu.edu/cgi-bin/access.cgi?uri=/journa... http://gyeongju.museum.go.kr/ http://www.shilla.or.kr/shilla_culture/ http://www.shilla.or.kr/shilla_culture/shilla_bulg... http://www.koreandb.net/Buddhism/buddhist1-main2.h... http://www.teachenglishinasia.net/bone-ranks-and-h... http://artsbma.org https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Silla_...